Đố cửa là một trong những khái niệm quen thuộc trong xây dựng. Tuy nhiên nếu là một người mới tìm hiểu về lĩnh vực này bạn đã biết đố cửa là gì chưa, có những loại đố cửa nào, kích thước đố cửa ra sao?
Nếu cũng đang phân vân về điều này, hãy cùng với Nhôm kính JiDOHome tham khảo nhanh một số thông tin hữu ích có trong bài viết dưới đây nhé!
Khái niệm về đố cửa
Đố cửa là tên gọi chung dành cho một số thanh ngang, thanh dọc phụ khác trên một bộ cửa. Các thanh đố cửa sẽ được liên kết với thanh khung bao hoặc thanh cánh của một bộ cửa với mục đích chia bộ cửa ra làm nhiều ô nhỏ hơn hoặc là những thanh dọc giữa cánh và cánh để tạo độ kín, liên hết cho những cửa 2 cánh trở lên. Trong xây dựng, việc xác định bản rộng đố cửa cũng rất quan trọng, bởi đây là yếu tố quyết định đến việc có lắp được khóa lên trên cửa hay không.
Có những loại đố cửa nào?
Hiện nay, đố cửa được chia làm 2 loại là đố cửa tĩnh và đố cửa động. Trong đó, đố cửa tĩnh là những thanh dùng để chia cửa ra làm nhiều ô nhỏ. Đố tĩnh được liên kết với các khung cửa bằng ke liên kết. Ở một số loại cửa có hèm, đố tĩnh phải được phay, cắt 2 đầu cho khớp với phần hèm cửa của khung cần lắp đố.
Còn đố động là những thanh dọc thường nằm giữa cánh và cánh. Đố cửa động sẽ được lắp vào vị trí mép cánh cửa và thường dùng cho cửa mở quay hai cánh. Vị trí của đố động được đặt ở trên một cánh của cửa mở quay hai cánh, nằm ở giữa hai cánh. Đố cửa tĩnh có hai loại là đố ngang và đố dọc. Loại đố cửa này có ưu điểm là giúp cho cánh cửa chắc chắn hơn.
Kích thước và vị trí của đố cửa
Mỗi khóa cửa khác nhau sẽ tương ứng với độ dày, độ rộng khác nhau của các đố cửa. Theo đó, thông thường độ dày của đố cửa sẽ đạt từ 35 – 40 mm. Phần giữa của đố sẽ được khoan thêm một lỗ nhỏ để đặt chốt khóa. Độ rộng của đố cửa sẽ được sử dụng làm căn cứ để lắp phần thân khóa. Thông thường độ rộng này sẽ đạt từ 95 – 100 mm.
Riêng vị trí của đố cửa, tùy vào cửa được sử dụng để làm gì, lắp đặt ở đâu và thiết kế như thế nào mà đố cửa sẽ được thiết kế ở các vị trí khác nhau.
Ứng dụng của đố cửa trong thực tiễn
Hiện nay đố cửa được sử dụng phổ biến trên những bộ cửa với các ứng dụng khác nhau. Trên thực tế đố cửa ở một số trường hợp là bắt buộc phải có, còn một số có thể được làm thêm. Ngoài ra, tùy vào từng loại, ứng dụng của đố cửa cũng có sự khác nhau. Cụ thể:
Đố tĩnh
Nhằm tăng cường khả năng an toàn chống trộm ở một số loại cửa (chia ô cửa)
Đố cửa dùng để trang trí và tăng tính thẩm mỹ cho cửa
Nhằm tăng độ cứng và chắc chắn cho cửa ở một số vị trí
Đố động
Đố động thường được dùng để che những khoảng hở giữa cánh và cánh
Tạo liên kết giữa cánh và cánh của cửa
Được dùng để lắp đặt phụ kiện như chốt khóa
Các loại đố cửa khác nhau như thế nào?
Trên thị trường hiện nay, đố cửa không phải loại nào cũng giống nhau. Mà tùy vào từng loại chúng sẽ có những thiết kế khác nhau để phù hợp hơn.
+ Chất liệu làm cửa: Tùy vào từng loại chất liệu được sử dụng làm cửa như: sắt, nhôm, nhựa,… mà đố cửa phù hợp sẽ có sự khác nhau.
+ Hệ cửa: Dù cùng một chất liệu làm cửa nhưng cửa vẫn có nhiều hệ khác nhau. Trong trường hợp này, đố cửa được sử dụng cũng có những lựa chọn phù hợp khác nhau cho từng hệ cửa. Đọc thêm: Hệ cửa nhôm xingfa
+ Biên dạng: Đây là sự khác nhau về cấu tạo hình dạng của cây đố. Theo đó, mặc dù trong cùng một loại cửa những vẫn có nhiều thanh đố với nhiều hình dạng khác nhau.
+ Loại cửa: Giữa cửa đi mở ra vào với cửa sổ trượt, đố cửa phù hợp là không hề giống nhau.
+ Kích thước: Tùy vào kích thước, đố cửa sẽ có đố cửa to hay đố cửa nhỏ.
+ Loại đố: Giữa đố động và đố tĩnh sẽ có sự khác nhau từ hình dạng cho đến kích thước dài rộng do ứng dụng và chức năng của hai loại đố này hoàn toàn khác nhau.
Hướng dẫn cách xác định kích thước đố cửa để lắp đặt khóa cửa điện tử
Hầu hết các loại cửa, từ cửa kính cửa sắt cho đến cửa gỗ hay cửa nhựa đều có thể lắp được khóa cửa vân tay. Tuy nhiên để lắp đặt, đố cửa cần phải đạt được các kích thước tiêu chuẩn dưới đây:
+ Xác định độ dày đố cửa: Thông thường các đố cửa có độ dày tối thiểu phải đạt từ 35 – 40 mm mới có thể lắp được khóa. Nguyên nhân là khi lắp, thợ phải khoan một lỗ ở giữa đố cửa để đặt phần chốt của khóa.
+ Xác định độ rộng của đố cửa: Việc lắp đặt phần thân khóa cũng cần căn cứ vào độ rộng của đố cửa. Do đó, độ rộng tiêu chuẩn của đố cửa phải đạt từ 95 – 100 mm. Lưu ý, khi tính kích thước của đố cửa, bạn cần trừ đi phần chỉ của đố cửa.
Cách chia đố cửa
Hiện nay chia đố cửa nhôm có các cách thông dụng sau:
Chia đố dọc: là cách sử dụng các thanh nhôm để chia đố dọc theo chiều cửa
Chia đố ngang: là cách lắp đặt thanh nhôm để chia đố theo chiều ngang của cửa
Kết hợp giữa chia đố ngang và chia đố dọc: đây là kiểu chia hiện được nhiều người yêu thích và sử dụng phổ biến nhất
Chia đố pano: là cách chia đố thường dùng cho cửa di. Trong chia đố pano cũng có nhiều cách như: pano 2 bên, kính ở giữa; trên kính, dưới pano; pano 1 bên, kính 1 bên; chia pano và kính xen kẽ,…
Công dụng của việc chia đố cửa
Cửa nhôm chia đố là thiết kế cửa với nhiều ô kính được ngăn cách với nhau bằng các đố nhôm
Những ô kính này được chia với tỉ lệ phù hợp, giúp bộ cửa đẹp hơn, mang tính thẩm mỹ và lạ mắt hơn so với những thiết kế cửa truyền thống
Khi tấm kính được chia thành những ô kính nhỏ, việc chui qua là rất khó, giúp tăng độ an toàn cho ngôi nhà, tránh sự đột nhập
So với thiết kế full kính, chia đố cửa giúp khả năng chống va đập của cửa được tăng lên đáng kể
Việc chia đố cửa thường mang đến hiệu quả giúp cửa được kiên cố và vững chắc hơn
Chia đố cửa thường được dùng cho các loại cửa đi thông thường, cửa mặt tiền, ban công, tầng mái, nhà vệ sinh hay tầng hầm
Trên đây là một số thông tin hữu ích về đố cửa như đố cửa là gì, vị trí lắp đặt đố cửa, các loại đố cửa,… mà bạn có thể tham khảo. Nếu vẫn cảm thấy khá băn khoăn và chưa biết nên lựa chọn loại đố cửa nào là phù hợp, hãy liên hệ Nhôm kính JiDOHome để được tư vấn nhé!