Chiếu nghỉ là một bước thang bằng phẳng để nghỉ chân trong trường hợp cầu thang quá dài. Còn chiếu tới là nơi cuối cùng của cầu thang, thông thường là một hành lang hoặc một khoảng sàn lớn.
Trong thiết kế nhà tầng, cầu thang được ví như xương sống của ngôi nhà, giúp tạo mối liên kết giữa các tầng và góp phần mang đến sự liền mạch, thống nhất giữa các không gian sống. Khi thiết kế cầu thang cho nhà ở, bạn sẽ cần phải quan tâm đến các vấn đề như: số bậc cầu thang, kích thước cầu thang, lan can, trụ cầu thang… Tuy nhiên có một khái niệm cũng quan trọng không kém nhưng ít người biết tới đó chính là chiếu nghỉ và chiếu tới của cầu thang.
Vậy chiếu nghỉ và chiếu tới cầu thang là gì? Hãy cùng với JiDOHome chuyên thi công cầu thang kính ở Đà nẵng chia sẻ những thông tin cần biết về các khái niệm này?
Chiếu nghỉ cầu thang là gì?
Nhiều người thường lầm tưởng chiếu nghỉ là khoảng nối giữa hai đợt thang. Tuy nhiên, trên thực tế đây là từ chỉ những vị trí đợt thang bằng phẳng với mục đích dùng để nghỉ chân khi cầu thang quá dài. Chiếu nghỉ cũng được thiết kế với kích thước khá rộng, khá bằng phẳng.
Hiểu một cách đầy đủ hơn, chiếu nghỉ cầu thang không chỉ là mối nối giữa các bậc cầu thang. Mà hơn thế nó còn được thiết kế làm nơi để người sử dụng có thể dừng chân nghỉ ngơi, tránh mệt mỏi khi leo cầu thang quá dài.
Khi thiết kế chiếu nghỉ cầu thang cũng như số lượng chiếu nghỉ người ta thường căn cứ vào đặc điểm riêng của mỗi kiến trúc. Chẳng hạn, tại các trường học, chung cư, bệnh viện, nhà cao tầng,… trong một đoạn cầu thang, chiếu nghỉ sẽ được đặt giữa đợt thang, vị trí nối 2 đợt thang,… Còn nếu trong những ngôi nhà thiết kế hiện đại, cầu thang nối mỗi tầng sẽ có ít nhất một chiếu nghỉ. Kích thước chiếu nghỉ trong trường hợp này cũng sẽ phụ thuộc vào mục đích sử dụng, nhằm đảm bảo thuận lợi di chuyển nhất cho trẻ em, người già,…
Kích thước chiếu nghỉ cầu thang
Chiếu nghỉ là một phần quan trọng của cầu thang và ảnh hưởng đến công dụng cũng như thẩm mỹ của cầu thang nói riêng, tổng thể kiến trúc nhà nói chung. Do đó, việc xác định kích thước chiếu nghỉ cũng cần được tính toán kỹ nhằm đảm bảo thẩm mỹ cho cả không gian sống.
Trên thực tế, để tránh cảm giác mệt mỏi vì phải bước liên tục những bước cao trên các bậc thang, chiếu nghỉ thường được đặt ở giữa của cầu thang. Kích thước chiếu nghỉ cầu thang tối thiểu là 90 cm. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, chiếu nghỉ có thể lớn hơn và tùy vào không gian nhà, mục đích sử dụng. Lưu ý, khi thiết kế cầu thang không nên để kích thước chiếu nghỉ quá lớn bởi nó sẽ phá vỡ không gian và khiến cầu thang thiếu đi tính thẩm mỹ.
Các yếu tố ảnh hưởng đến kích thước chiếu nghỉ
Kích thước chiếu nghỉ thường phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trong đó, cơ bản nhất là:
+ Chiều cao cầu thang: Trong trường hợp cầu thang quá cao, số bậc cầu thang nhiều, chiếu nghỉ thường được thiết kế nhiều hơn để tạo ra nhiều điểm dừng, giảm việc leo cầu thang liền mạch. Đối với nhà ở có trẻ nhỏ, người già hay những nơi như bệnh viện, chung cư,… thiết kế chiếu nghỉ nhiều thực sự là điều cần thiết.
+ Độ rộng một vế của cầu thang
+ Chiều rộng của bề mặt cầu thang
Chiếu tới cầu thang là gì
Nếu chiếu nghỉ là điểm để dừng chân và có thể nằm giữa hoặc nối đoạn thang thì chiếu tới là nơi cuối cùng của cầu thang. Thông thường, chiếu tới sẽ là một hành lang hoặc một khoảng sàn lớn. Trong thiết kế cầu thang, chiếu tới cũng là vị trí khá quan trọng và cần phải đạt được độ rộng ít nhất gấp 2 – 3 lần kích thước bậc thang.
Kích thước của chiếu tới
Trong thực tiễn, chiếu tới thường có độ rộng ít nhất gấp 2 – 3 lần kích thước bậc thang. Nếu khu vực chiếu tới có diện tích rộng, đây cũng sẽ là địa điểm lý tưởng mà gia chủ có thể tận dụng đặt sofa tiếp khách, chậu cảnh hoặc các vật trang trí nhà ở. Với công dụng này, chiếu tới cũng có thể được xem là một không gian thư giãn chung của cả tầng.
Như vậy, trong thiết kế cầu thang, chiếu tới và chiếu nghỉ đều là 2 vị trí quan trọng. Đặc biệt ngoài các chức năng nghỉ ngơi (chiếu nghỉ) hay làm không gian sinh hoạt chung (chiếu tới), những vị trí này còn có vai trò quan trọng trong trang trí nhà ở. Nếu bạn là một người thích sự mới lạ, hãy thử cân nhắc tận dụng tốt những vị trí này để mang đến sự biến tấu, phá cách cho cả không gian sống nhé!
Đọc thêm: Mẫu cầu thang kính đẹp